Tâm Thư Cho Phụ Huynh – Đạo Phật của Tuổi Trẻ

Học đường và xã hội ngày nay có quá nhiều chất liệu cám dỗ, bạo động, căm thù, nghi kỵ và thèm khát. Phụ huynh vì lo sợ con em bị nhiễm độc bởi những chất liệu ấy nên thao thức muốn con em được nương tựa vào một nếp sống tâm linh để được bảo vệ và nuôi dưỡng bằng những chất liệu lành mạnh của nền đạo lý dân tộc.

Bảo Vệ Nơi Trú Ẩn Cuối Cùng – Đạo Phật của Tuổi Trẻ

Xã hội mà ta đang sống ngày hôm nay đầy dẫy những chất liệu độc hại, căm thù, bạo động, cám dỗ, thèm khát, và tuyệt vọng. Có rất nhiều gia đình tan nát bởi nhiều lý do khác nhau. Có thể là vì rượu, vì ma túy, có thể vì sắc dục, vì danh lợi, danh vọng hão huyền, có thể vì ganh ghét, vì nghi ngờ. Trong học đường cũng có rất nhiều độc tố: độc tố của bạo động, của căm thù. Vì vậy khi ta gởi con ta đi vào trường hay gởi con ta đi vào xã hội thì ta rất lo lắng. Lo lắng là phải!

Vai Trò Của Huynh Trưởng – Đạo Phật của Tuổi Trẻ

Đi xuất gia thành một thầy hay một sư cô, tu dễ hơn một Huynh Trưởng vì họ luôn luôn được bao bọc bởi những vị xuất gia khác, có thầy, có bạn, được thực tập 24 giờ một ngày. Còn khi là một người Huynh Trưởng, ta phải lo đủ thứ hết. Ta phải đi làm, đi học, chăm sóc gia đình của mình, đồng thời phải chăm sóc một gia đình rất lớn. Nếu ta không có tình thương và sự kiên nhẫn lớn thì không thể nào làm trọn được phận sự của một người Huynh Trưởng

Sống Đơn Giản và Lành Mạnh – Đạo Phật Của Tuổi Trẻ

Gia Đình Phật Tử gồm những người trẻ phải có sứ mạng chứng tỏ cho quần chúng biết, cho xã hội biết rằng chúng ta có thể sống hạnh phúc với một đời sống rất lành mạnh. Tây phương bây giờ cũng đã giác ngộ. Họ thấy rằng một đời sống đơn giản, lành mạnh là con đường họ muốn đi. Có nhiều người đã rách nát, đã tan tành trong khi chạy theo đối tượng của năm dục và vì vậy họ muốn đi tìm một đời sống khác, một đời sống nhẹ nhàng, thanh thoát, thoải mái.

Phụ Huynh Cùng Thực Tập – Đạo Phật của Tuổi Trẻ

Ta đã trao truyền cho các em những phương pháp thực tập nhưng nếu đem những phương pháp đó về nhà mà không được chấp nhận thì thử hỏi trao truyền để làm gì? Tại vì trong bảy ngày mà chỉ được thực tập một, hai giờ ở đoàn quán thì đâu có đủ, đâu có thấm thía gì.
Đây là một lời mời gọi xin phụ huynh khuyên các em, yểm trợ cho các em bằng cách cùng thực tập với các em ngay tại gia đình của mình.

Thân Giáo – Đạo Phật của Tuổi Trẻ

"Các Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tuy đạo hạnh và tài năng chưa được hoàn hảo nhưng ai cũng đang được huấn luyện và tu học liên tục để càng ngày càng có khả năng bảo vệ và nuôi dưỡng đoàn sinh của mình. Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử cố tâm thực tập cho bản thân và cho gia đình mình, bồi đắp chất liệu hòa thuận, tin yêu, và hạnh phúc trong gia đình trong khi dạy dỗ và hướng dẫn các em tại đoàn quán..."

Thế Nào Là Một Tín Đồ Phật Giáo?

Phải thừa nhận rằng đạo Phật có mặt trên thế gian hơn 2600 năm nay, nhưng khái niệm "tín đồ Phật Giáo" không phải đã đồng thời với sự ra đời đó. Một thời gian dài, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Phật Giáo chưa có giáo hội với ý nghĩa là một cơ cấu tổ chức từ trung ương xuống địa phương. Hình thức hoạt động theo Sangha (Tăng Già) được lưu hành hàng ngàn năm qua. Thời Đức Phật còn tại thế, quan hệ giữa Phật và Tăng sĩ trong Tăng đoàn là quan hệ thầy trò, giữa bổn sư và đệ tử. Những người chưa xuất gia, cảm mến đường hướng và giáo thuyết của Đức Phật, hỗ trợ cho Tăng đoàn phẩm vật hoặc nghe họ nói pháp, đều được xem là thí chủ.

Tự Độ – Đạo Phật Đạo Phật Của Tuổi Trẻ

Sự tĩnh tu của người Huynh Trưởng là điều rất căn bản. Quý vị phải được trao truyền những pháp môn rất cụ thể, rất thực tế để có thể nuôi dưỡng được hạnh phúc, lòng thương và sự hiểu biết của mình. Quý vị phải được học những biện pháp cụ thể có thể trị liệu được những khổ đau của mình, có thể thiết lập được sự truyền thông giữa mình và các em, giữa mình và cha mẹ mình, giữa mình và các con của mình.

Đáp Ứng Nhu Yếu Của Tuổi Trẻ – Đạo Phật Của Tuổi Trẻ

Biết bao nhiêu em đã bỏ Gia Đình Phật Tử sau khi đã tham dự Gia Đình Phật Tử vài ba năm, nên rốt cuộc phần lớn những em còn ở trong Gia Đình Phật Tử là những em mới. Chúng ta đặt câu hỏi tại sao? Câu trả lời là tại vì Gia Đình Phật Tử không cung cấp được những thức ăn thật sự cần thiết cho các em nên một số rất đông các em đã bỏ Gia Đình. Các em bỏ đi vì đã không nhận được những thức ăn nuôi dưỡng cần thiết và có khả năng trị liệu những thương tích trong em.

Gia đình Là Tác Phẩm Của Ta – Đạo Phật Của Tuổi Trẻ

Sứ mạng của một người Huynh Trưởng rất cao cả. Người Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử là một sứ giả của Đức Thế Tôn. Ngày xưa, Đức Thế Tôn có uy tín lớn nên các nhà trí thức và các nhà lãnh đạo tâm linh khác đã tới với Đức Thế Tôn và đã được ngài chỉ đạo, hướng dẫn và giáo dục. Đã có rất nhiều người quy phục Đức Thế Tôn nhưng ngài cũng vẫn để nhiều thì giờ lo cho gia đình của ngài. Gia đình của Đức Thế Tôn khá đông, có lúc có tới hàng ngàn đệ tử xuất gia.