Kỳ 20: TU TRONG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ(tiếp theo)
Bạn thân mến!
Cuối thư vừa rồi, tôi có khởi lên ý nghĩ rằng: liệu có người nào đó sau khi đọc hai lá thư 18 và 19, trong đó chúng ta trao đổi về sự TU trong GĐPT, mà đặt câu hỏi với chúng ta rằng: “Cớ gì đang sống vô tư, thảnh thơi ngoài thế gian lại tự nhiên vào chùa, vào GĐPT để phải tu tập cực khổ vậy, như thế được ích lợi gì?”
Trong thư này, chúng ta sẽ cùng nhau trả lời cho câu hỏi đó.
Đồng thời đây cũng là lý lẽ chúng ta tự trang bị cho mình để làm tư lương (tức hành lý và lương thực) trên suốt con đường dài tu theo Bồ Tát Hạnh, đem hạt giống Phật Pháp gieo vào mảnh đất tâm của bao thế hệ thanh thiếu nhi, mong sao các em sẽ sống có đạo đức ngay bây giờ và trong tương lai sẽ là những Phật tử chân chính của Đạo Pháp và là công dân tốt của Dân tộc Việt Nam.
Thứ nhất: Trong cuộc đời vui ít khổ nhiều này, chúng ta may mắn được nghe lời Phật dạy về Bốn Sư Thật Tối Thượng:
- Cuộc sống này là khổ (Khổ Đế)
- Nguyên nhân của khổ (Tập Đế)
- Có một nơi không còn khổ (Diệt Đế)
- Con đường để đi đến nơi đó (Đạo Đế)
Vì nhân duyên từ nhiều đời trước, chúng ta tin vào lời dạy của Phật nên vào chùa quy y Tam Bảo, nguyện giữ Năm Giới và trở thành người Phật tử từ đó. Càng thấm nhuần trong giáo pháp, chúng ta càng thấy giá trị tuyệt vời của Phật Pháp. Chúng ta vui mừng hiểu ra rằng: Phật Pháp là món trân quý nhất trên đời này. Chúng ta tri ân Tam Bảo đã cho ta nền giáo pháp quý báu ấy, như ai đó cho ta một cái phao cứu hộ giữa lúc ta đang lặn ngụp giữa ba đào sóng dữ. Trong niềm hạnh phúc và lòng biết ơn vô hạn ấy, chúng ta nẩy ra ý nghĩ muốn chia sẻ giáo pháp đến mọi người, đồng thời để đền đáp Ân Tam Bảo trong muôn một, vì thế chúng ta gia nhập Gia Đình Phật Tử. Và giờ đây, chúng ta là những huynh trưởng, tuy có người đến trước kẻ đến sau nhưng anh chị em chúng ta đều cùng chung một lý tưởng, đi chung một con đường và có chung một mục đích, đó là: Tu để trở thành Người Phật Tử chân chính
Điều này để trả lời tại sao chúng ta đến với Đạo Phật, đến với Gia Đình Phật Tử
Thứ hai: Đường lối tu trong GĐPT là con đường thực hành Hạnh Bồ Tát, tức là tu bằng cách phụng sự (phụng sự ở đây mang ý nghĩa thiết thực là: đào luyện thanh thiếu đồng niên tin Phật trở thành Phật tử chân chính; Góp phần phụng sự Đạo Pháp và xây dựng xã hội).
Sinh hoạt GĐPT là một sinh hoạt tự nguyện cống hiến của Người Cư sĩ cho Phật Giáo Việt Nam. Huynh trưởng GĐPT không nhận lương bổng hay một quyền lợi nào từ các tổ chức Giáo Hội. Huynh trưởng thực hành hạnh Bố Thí bằng cách đóng góp cho sinh hoạt GĐPT bằng thời gian, công sức và tài chánh của bản thân. Người huynh trưởng GĐPT vừa phải thực hành Chánh Mạng để nuôi sống gia đình và bản thân, vừa phải nhận trách nhiệm tổ chức thực hiện các mặt sinh hoạt GĐPT trong một ngôi chùa với mục đích gieo mầm Phật Pháp cho thanh thiếu đồng niên để góp phần xây dựng đời sống đạo đức cho các em ngay từ lúc còn nhỏ và sau này khi lớn lên, các em sẽ trở thành những Phật tử hiểu đạo, biết tu thiện và hành thiện, góp phần xây dựng đời sống xã hội an lạc. Trong GĐPT, người huynh trưởng có vai trò như một giáo viên hay một hoằng pháp viên của Giáo hội.
Do những điều kiện như trên nên một huynh trưởng muốn hoàn thành trách nhiệm cả hai mặt Đạo và Đời thì huynh trưởng ấy phải không ngừng tu dưỡng đạo đức (trong hai lá thư trước tôi đã nêu một số đức tính người huynh trưởng cần tu tập). Nếu trong sinh hoạt GĐPT, anh chị em huynh trưởng được sự đồng thuận của người thân trong gia đình và nhận được sự
quan tâm giúp đỡ từ các cấp Giáo hội hay từ chư tôn đức Tăng, Ni thì người huynh trưởng chỉ có cực mà không thấy khổ. Còn trong trường hợp ngược lại thì người huynh trưởng GĐPT phải chịu cả hai: vừa Cực lại vừa Khổ!.
Người huynh trưởng xem những nghịch duyên trên đây chỉ là những thử thách trên con đường tu của mình. Chính nhờ có những thử thách ấy mà người huynh trưởng mới thẩm định kết quả tu tập của mình tới đâu. Đó chính là ý nghĩa câu thơ mà một thi sĩ nổi tiếng đã viết: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”
Điều này trả lời tại sao người huynh trưởng GĐPT phải chịu nhiều vất vả trên con đường tu tập của mình.
Bạn thân mến,
Thư đã dài. Hẹn bạn thư sau chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện
Thân ái chào bạn!
Điều này để trả lời tại sao chúng ta đến với Đạo Phật, đến với Gia Đình Phật Tử
Thứ hai: Đường lối tu trong GĐPT là con đường thực hành Hạnh Bồ Tát, tức là tu bằng cách phụng sự (phụng sự ở đây mang ý nghĩa thiết thực là: đào luyện thanh thiếu đồng niên tin Phật trở thành Phật tử chân chính; Góp phần phụng sự Đạo Pháp và xây dựng xã hội).
Sinh hoạt GĐPT là một sinh hoạt tự nguyện cống hiến của Người Cư sĩ cho Phật Giáo Việt Nam. Huynh trưởng GĐPT không nhận lương bổng hay một quyền lợi nào từ các tổ chức Giáo Hội. Huynh trưởng thực hành hạnh Bố Thí bằng cách đóng góp cho sinh hoạt GĐPT bằng thời gian, công sức và tài chánh của bản thân. Người huynh trưởng GĐPT vừa phải thực hành Chánh Mạng để nuôi sống gia đình và bản thân, vừa phải nhận trách nhiệm tổ chức thực hiện các mặt sinh hoạt GĐPT trong một ngôi chùa với mục đích gieo mầm Phật Pháp cho thanh thiếu đồng niên để góp phần xây dựng đời sống đạo đức cho các em ngay từ lúc còn nhỏ và sau này khi lớn lên, các em sẽ trở thành những Phật tử hiểu đạo, biết tu thiện và hành thiện, góp phần xây dựng đời sống xã hội an lạc. Trong GĐPT, người huynh trưởng có vai trò như một giáo viên hay một hoằng pháp viên của Giáo hội.
Do những điều kiện như trên nên một huynh trưởng muốn hoàn thành trách nhiệm cả hai mặt Đạo và Đời thì huynh trưởng ấy phải không ngừng tu dưỡng đạo đức (trong hai lá thư trước tôi đã nêu một số đức tính người huynh trưởng cần tu tập). Nếu trong sinh hoạt GĐPT, anh chị em huynh trưởng được sự đồng thuận của người thân trong gia đình và nhận được sự
quan tâm giúp đỡ từ các cấp Giáo hội hay từ chư tôn đức Tăng, Ni thì người huynh trưởng chỉ có cực mà không thấy khổ. Còn trong trường hợp ngược lại thì người huynh trưởng GĐPT phải chịu cả hai: vừa Cực lại vừa Khổ!.
Người huynh trưởng xem những nghịch duyên trên đây chỉ là những thử thách trên con đường tu của mình. Chính nhờ có những thử thách ấy mà người huynh trưởng mới thẩm định kết quả tu tập của mình tới đâu. Đó chính là ý nghĩa câu thơ mà một thi sĩ nổi tiếng đã viết: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”
Điều này trả lời tại sao người huynh trưởng GĐPT phải chịu nhiều vất vả trên con đường tu tập của mình.
Bạn thân mến,
Thư đã dài. Hẹn bạn thư sau chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện
Thân ái chào bạn!