Gia đình Phật tử là một tổ chức giáo dục Thanh Thiếu đồng niên của Phật Giáo Việt Nam có mục đích “đào luyện thanh thiếu đồng niên tin Phật thành Phật tử chân chính, góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội".
Trong Nội quy GĐPT có quy định hai thành phần nhân sự, đối tượng của GĐPT gồm:
- Thành phần Huynh Trưởng
- Thành phần Đoàn sinh
Vậy, người Huynh Trưởng GĐPT là ai, muốn làm Huynh Trưởng phải có điều kiện hay tiêu chuẩn gì, tư cách nhiệm vụ bổn phận của Huynh trưởng là thế nào? Đó là một số vấn đề mà những ai quan tâm đến GĐPT, nhất là người muốn trở thành Huynh Trưởng cần nên am hiểu.
I.NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG LÀ AI?
Mục Lục
Nội quy GĐPT có nhiều chương, điều, mục quy định về tổ chức cơ cấu thành phần Huynh trưởng các cấp, nhiệm vụ của Huynh Trưởng, tu học và huấn luyện hoặc xét xếp cấp Huynh Trưởng. Từ nội dung các vấn đề trên, chúng ta có thể tạm thời đưa ra một nhận định có thể được xem như là một định nghĩa về người Huynh Trưởng; Huynh Trưởng GĐPT là một cư sĩ Phật tử (Nam hoặc Nữ) từ 18 tuổi trở lên, đã hiểu rõ và tự nguyện chấp nhận mục đích, tỷ tưởng GĐPT, có lòng yêu trẻ, thích nghề dạy trẻ, có tư cách đạo đức, uy tín được giáo hội Phật giáo tin cậy, đào luyện về kiến thức, khả năng chuyền môn về GĐPT, rèn luyện tinh thần, ý chí và đã phát nguyện trước Tam bảo suốt đời góp phần phụng sự đạo pháp xây dựng xã hội qua nhiệm vụ điều khiển, hưởng dẫn giáo dục Đoàn sinh theo đường lối giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và GDPT.
Như vậy, một người khi nhận làm Huynh trưởng GĐPT là một cử chỉ hoàn toàn tự nguyện tự giác là vị hoàn toàn không do một cá nhân hay thế lực nào buộc anh ấỵ (hay chị ấy) phải làm như vậy, lá một hành động dấn thân vì nhận nhiệm vụ giáo dục trẻ là một công việc thiêng liêng cao quý, và là một cử chỉ hy sinh cho lý tưởng vì làm Huynh trưởng hoàn toàn không có lương tiền bổng lộc địa vị hay danh lợi mà là xuất phát từ tinh thần mến đạo yêu quê hương, lòng yêu trẻ thích nghe dạy trẻ mà sẵn sàng chấp nhận hy sinh, kiên trì và nhẫn nhục cho mục đích duy nhất là hướng dẫn thế hệ tương lai của đạo pháp. mầm non của đất nước tiến đến chân trời Chân-Thiện-Mỹ –
Cho nên có thể nói, người Huynh trưởng GDPT là con người giàu tình thương và đầy nghị lực, sống trọn cuộc dời tinh khiết thanh cao, suốt đời tận tụy vì lý tưởng cao rộng theo tinh thần vô ngã vị tha của đạo Phật.
II. NHỮNG ĐIỂU KIỆN CĂN BẢN CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG:
Bởi tánh cách đặc thù cao thượng và vai trò quan trọng của người Huynh trưởng nên khó nổi đầy đủ những yếu tố, những tiêu chuẩn cần thiết đối với người Huynh trưởng. Nhưng chúng ta có thể xứng đáng với vai trò nhiệm vụ của người Huynh Trưởng.
1. Đạo đức tác phong:
Là người đàm nhận nhiệm vụ giáo dục Đoàn sinh nên trước hết người Huynh trưởng phải có đạo đức trong sáng, cố đời sống mẫu mực, tác phong nghiêm chỉnh, có vậy người Huynh trưởng mới được các em kính phục, là tấm gương sáng cho các em noi theo đồng thời phụ huynh, quần chúng và kể cả các giới chức năng xã hội mới cảm mến tin cậy gửi gắm con em cho mình hướng dẫn dạy dỗ.
Nhân cách và đạo đức của người Huynh trưởng được hình thành trên nền tảng tiếp thu giáo lý đạo Phật mà căn bản là sự lãnh thọ ba pháp Quy Y Tam Bảo và tuân Giữ Năm Giới cấm: Người Huynh trưởng không thể nào răn dạy các em nên tập những nết hay tánh tốt trong khi bản thân mình có nhiều thói hư tật xấu, không thể khuyên dạy các em sống đời trong sạch làm lành tránh dữ, trong khi chính mình thì bê tha phóng đãng.
Người Huynh trưởng không được phép dạy các em bằng lời nói suông, hay là “ Các em hãy làm theo những gì anh nói, chứ đừng làm theo những gì anh làm”.
Người Huynh trưởng chỉ dạy các em bằng hành động, tác phong và cuộc sống của chính mình. Đó gọi là phương pháp thân giáo thần hiệu của người Huynh trưởng. Vậy nên có thể khẳng định đạo đức tác phong là tiêu chuẩn hàng đầu và vô cùng quan trọng của mỗi người Huynh trưởng GĐPT. Đây là điều mà người Huynh trưởng phải luôn luôn ghi tâm khắc cốt và thể hiện rõ ràng minh bạch.
2. Kiến thức, khả năng:
Tuy là quan yếu hàng đầu, nhưng nếu ngưdí Huynh trưởng chỉ có đạo đức không thôi thì chưa đủ, vì giáo dục GĐPT không chỉ có đức dục mà là giáo dục toàn diện về cả ba mặt đức dục, trí dục và thể dục.
Một Huynh trưởng mà kiến thức kém cỏi, trình độ hiểu biệt cạn cợt, ngu ngơ, kỹ năng vụng về trầy trật tất sẽ không thể truyền đạt được gì cho các em, chẳng đem lại lợi ích gì cho GĐPT và cho người khác.
Kiến thức của người Huynh trưởng bao gồm kiến thức về Phật pháp lẫn kiến thức phổ thông như nhân văn, khoa học, xã hội và các kỹ náng chuyên mồn khác, Nói cách khác người Huynh trưởng cần phải có trình độ kiến thức nhất định về Phật học lẫn thế học để không những từ lợi về mặt tu dưỡng cũng như xây dựng đời sống an lành về vật chất tinh thần. Để có được tiêu chuẩn này, tùy chỉ ở mức độ tương đối, người Huynh trưởng tập sự phải trải qua những chương trình tu học và huấn luyện quy định trong nội quy, mà căn bản nhất là trại huấn luyên Huynh trưởng sơ cấp 1 danh hiệu Lộc Uyển. Với kết quá trúng cách và tham dự lễ phát nguyện trước Tam bảo mớí thực sự trở thành người Huynh trưởng GĐPT.
3. Nghị lực và ý chí:
Một người Huynh trường dù có đạo đức tác phong đúng đắn, có kiến thức sâu rộng và năng lực dồi dào, nhưng nếu thiếu nghị lực và ý chí thì chưa phải hoàn thiện, khó có thể làm tròn nhiệm vụ của người Huynh trưởng là rất nặng nề, biết rằng nhiệm vu của người Huynh trưởng không những lâu dài và nhiều chướng ngại bủa vây, nhiều trở lực cản lối từ bên trong lẫn bên ngoài, từ trong đạo ra ngoài đời, từ gia đình đến xã hội, từ tinh thần đến vật chất, thì một con người tầm thương, nhút nhát, sợ hãi, biếng nhác tất sẽ không thể vượt qua, sẽ buông xuôi, đầu hàng và bỏ cuộc.
Chỉ có nghị lực, ý chí và tinh thần dũng cảm là sức mạnh tinh thần mới thúc đẩy người Huynh trưởng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi trở ngại, không ngừng phấn đấu vượt lên tới để hoàn thành nhiệm vụ và tiến lên trên con đường lý tưởng GĐPT.
Như vậy nghị lực và ý chí là tố chất vô cùng quan thiết không thể thiếu với bất cứ người Huynh trưởng nào. Nghị lực và ý chí ấy tuy không ồn ào nhưng tiềm tàng nóng bỏng, tuy tận thâm trầm nhưng rất dũng mãnh bền bỉ nó làm nên nét đẹp tinh thần đầy hoa mỹ đặc sắc trên bức chân dung linh động và đẹp đẽ của người Huynh trưởng GĐPT.
III. TƯ CÁCH NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG:
Tư cách của một người là sự biểu hiện tinh thần, tính cách và mức độ đạo đức của người ấy qua lối sống, hành vi, thái độ khi đối đãi, ứng xử với cộng đồng, với người khác hay công việc xung quanh.
Với người Huynh trưởng, tư cách là tiêu chí quan trọng hang đầu vì nó thể hiện đạo đức giá trị, uy tín danh dự có xứng đáng với vai trò trách nhiệm giáo dục của mình hay không. Tư cách người Huynh trưởng GĐPT được xây dựng trên hai yếu tố căn bản là tác phong bên ngoài và đức độ bên trong. (còn tiếp)